Bài 8+9: TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. Đặc điểm chung
- Kích thước lớn
- Có nhân hoàn chỉnh (nhân có màng bao bọc) => nhân thực
- Cấu trúc phức tạp
    +Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt
    +Có nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau
- Tế bào động vật khác tế bào thực vật đặc trưng nhất là thành tế bào

II . Cấu trúc của tế bào nhân thực

1. Nhân tế bào
- Bên ngoài được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. Mỗi loài có số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể đặc trung.

- Nhân có vai trò: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của TB.


2. Tế bào chất
a. Cấu tạo gồm 2 phần là bào tương (chứa nước, chất vô cơ, chất hữu cơ) và các bào quan (ti thể, lục lạp, lưới nội chất....)

** Lưới nội chất
- Là bào quan có màng đơn , gổm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng.
- Lưới nội chất có hai loại : lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

  • Lưới nội chất hạt : trên màng có nhiều hạt ribôxôm , tham gia quá trình tổng hợp prôtêin.
  • Lưới nội chất trơn: trên màng không có đính các hạt ribôxôm, có vai trò tổng hợp lipit, chuyển hóa đường…
**Ribôxôm
- Là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, gồm 2 phần là hạt lớn và hạt bé,  ribosom do các phân tử rARN và prôtêin tạo nên.
- Chức năng tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào.

**Bộ máy Gôngi gồm các túi dẹp xếp cạnh nhau và tách biệt nhau giữ chức năng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

**Ti thể
- Bên ngoài được bao bởi 2 lớp màng, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp thành các mào, trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
- Chức năng thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lương cung cấp cho Tb.

** Lục lạp
-Chỉ có ở TB quang hợp ở thực vật.
-Bên ngoài Bên ngoài được bao bởi 2 lớp màng, cả hai đều trong suốt và trơn nhẵn. Bên trong là chất nền (chứa nước, ADN, ribôsôm, chất vô cơ, chất hữu cơ và các enzim thực hiện pha tối trong quang hợp) và các hạt Grana (do nhiều phiến tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành và thực hiện pha sáng của quang hợp)
- Chức năng thực hiện quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ.

**Không bào: là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa nước, các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu. Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tùy theo từng loài sinh vật.

**Lizôxôm: là bào quang dạng túi, có màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào. Lizôxôm tham gia phân hủy các tế bào, các tế bào già các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết hạn sử dụng.

b. Chức năng của tế bào chất là nơi thực hiện mọi hoạt động của TB.


3. Màng sinh chất
a.Cấu trúc: Màng sinh chất có cấu trúc khảm động do lớp kép photpholipt và protein tạo nên.

*Lớp kép photpholipit
- Các phân tử photpholipit có đầu ưa nước quay ra ngoài đuôi kị nước quay vào trong tạo nên lớp màng kép.
-Phân tử photpholipit trên màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu => dễ dàng di chuyển. (cấu trúc động)
*Prôtêin gồm:
-Prôtêin xuyên màng: là loại prôtêin xuyên suốt qua lớp kép photpholipit => kênh vận chuyển các chất.
-Prôtêin bám màng: khảm lên trên bề mặt của màng tế bào => liên kết các tế bào.

Ngoài ra trên MSC còn có:
*Glicôprôtêin: do prôtêin liên kết với đường à tiếp nhận và truyền thông tin.
*Phân tử colesteron xen kẽ trong lớp lipit (TBĐV) à tăng cường tính ổn định của màng.

b. Chức năng
- Ngăn bên trong với bên ngoài Tb => các môi trường khác nhau
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc , thu nhận các thông tin cho tế bào ( nhờ thụ thể) nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn” ).


4. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
a. Thành tế bào
- Ở tế bào thực vật bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulôzơ. Còn ở tế bào nấm là kitin có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng tế bào và liên kết các tb lại với nhau.

b. Chất nền ngoại bào
- Nằm bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật.
- Cấu tạo: Chủ yếu là các sợi glicôprôtêin và một số chất vô cơ, chất hữu cơ khác.
- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.

*Củng cố:

1/ Câu hỏi :
- Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực(màng, nhân, tế bào chất).

- Tại sao các enzim trong lizôxôm không phá vỡ lizôxôm của tế bào?(Bình thường các enzim trong lizôxôm ở trạng thái bất hoạt khi cần chúng mới được hoạt hoá bằng cách thay đổi độ pH trong lizôxôm và các enzim chuyển sang trạng thái hoạt động)


2/ Chọn câu trả lời đúng nhất:
Màng sinh chất được cấu tạo bởi:
a/ Các phân tử prôtêin                     

b/ Các phân tử lipit
c/ Các phân tử prôtêin và lipit  

d/ Các phân tử prôtêin, lipit và gluxit
e/ Các phân tử lipit và axit nuclêic


Bổ sung thông tin:
- Cấu trúc khảm: Khảm ở đây chỉ màng được cấu tạo chủ yếu từ 2 lớp phân tử phôtpholipit trên đó có điểm them protein và các phân tử khác.
- Cấu trúc động: Động là vì các phân tử cấu tạo nên màng không đứng yên một chỗ mà chúng có thể di chuyển trong phạm vi màng. Điều này thực hiện được là do sự lien kết giữa các phân tử phôtpholipit là các lien kết yếu. Phân tử phôtpholipit có thể di chuyển trong màng với tốc độ 2mm/giây. Các phân tử protein có kích thước lớn hơn nhiều nên chúng di chuyển chậm hơn. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc di chuyển ít vì chúng bị gắn với bộ khung xương tế bào nằm phía trong màng sinh chất. Tính mềm dẻo hay di động của màng sinh chất phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó cũng như phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Comments

  1. Thưa thầy, em là Nhật Nam, học 10A18, em đã xem lại bài trên web và chép bài đầy đủ. YÊU THẦY.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular Posts