BÀI TẬP KHÁI QUÁT HÓA VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu
1: Vai trò số lượng của các loài trong quần xã được thể hiện ở các tiêu chí:
A/ Tần suất xuất
hiện của loài, độ phong phú của nhóm loài và nhóm loài ưu thế
B/ Tần suất xuất hiện của loài, độ phong phú của
nhóm loài và nhóm loài ngẫu nhiên
C/ Tần suất xuất
hiện của loài, độ phong phú của nhóm loài và nhóm loài thư yếu
D/ Tần suất xuất
hiện của loài, độ phong phú của nhóm loài và nhóm loài chủ chốt
Câu
2: Nhóm loài ngẫu nhiên là:
A/ Nhóm loài có
vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân
nào đó
B/ Nhóm loài có
vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn
định của quần xã.
C/ Nhóm loài có
tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm
tăng mức đa dạng cho QX
D/ Nhóm loài có
tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng
phát triển của quần xã.
Câu
3: Nhóm loài thứ yếu là:
A/ Nhóm loài có
tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng
phát triển của quần xã.
B/ Nhóm loài có
vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân
nào đó.
C/ Nhóm loài có
tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặ của chúng lại làm
tawbg mức đa dạng cho QX
D/ Nhóm loài có
vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn
định của quần xã
Câu
4: Hoạt động chức năng của các nhóm loài đề cập đến:
A/ Sự sinh sản
trong quần xã B/
Sự dinh dưỡng trong quần xã
C/ Mối quan hệ
cạnh tranh trong quần xã D/
Mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã
Câu
5: Nhóm loài ưu thế có vai trò:
A/ Thay thế cho
nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó
B/ Quyết định
chiều hướng phát triển của quần xã C/
Làm tăng mức đa dạng cho quần xã
D/ Kiểm soát và
khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
Câu
6: Vì sao các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với
các quần xã phân bố ở vùng ôn đới? A/ Do
nhiệt độ dao động nhiều, lượng mưa cao và khá ổn định
B/ Do nhiệt độ,
lượng mưa không cao và không ổn định
C/ Do nhiệt độ,
lượng mưa cao và khá ổn định D/
Do nhiệt độ, lượng mưa cao và không ổn định.
Câu
7: Loài chủ chốt có vai trò:
A/ Quyết định
chiều hướng phát triển của quần xã
B/ Thay thế cho
nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó
C/ Kiểm soát và
khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
D/ Làm tăng mức
đa dạng cho quần xã
Câu
8: Nhóm loài thứ yếu có vai trò:
A/ Thay thế cho
nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó
B/ Quyết định
chiều hướng phát triển của quần xã C/
Làm tăng mức đa dạng cho quần xã
D/ Kiểm soát và
khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
Câu
9: Nhóm loài ngẫu nhiên có vai trò:
A/ Làm tăng mức
đa dạng cho quần xã B/
Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
C/ Thay thế cho
nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó
D/ Kiểm soát và
khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
Câu
10: Tần suất xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài là:
A/ Tỉ số(%) của
một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát
B/ Tỉ số(%) của
một loài gặp trong các thời điểm khảo sát so với tổng số các thời điểm được
khảo sát
C/ Tỉ số(%) của
một loài khảo sát so với tổng số các loài được khảo sát
D/ Tỉ số(%) của
một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các loài được khảo sát
Câu 11: Loài chủ chốt là:
A/ Nhóm loài
có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại
làm tăng mức đa dạng cho QX
B/ Loài có
tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng
phát triển của quần xã
C/ Loài có
vai trò thay thế cho nhóm loài khác kho nhóm này suy vong vì một nguyên nhân
nào đó.
D/ Loài có
vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn
định của quần xã.
Câu 12: Vì sao trong một sinh cảnh xác định, khi số loài
tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi?
A/ Vì sự
cạnh trưnh cùng loài mạnh mẽ B/
Vì sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ
C/ Vì do sự
phân chia khu phân bố D/
Vì do sự phân chia nguồn sống
Câu 13: Nhóm loài ưu thế là:
A/ Nhóm loài
có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự
ổn định của quần xã
B/ Nhóm loài
có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân
nào đó
C/ Nhóm loài
có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều
hướng phát triển của quần xã
D/ Nhóm loài
có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của chúng lại
làm tăng mức đa dạng cho QX
Câu 14: Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào:
A/ Mức độ
thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh B/
sự cạnh tranh trong loài
C/ Sự cạnh
tranh giữa các loài D/
Mối quan hệ giữa con mồi – vật ăn thịt
Câu 15: Độ phong phú (hay mức giàu có) của loài được tính
theo công thức:
, trong đó:
A/ D: độ
phong phú của loài trong quần xã (%); ni: số cá thể của loài i trong quần xã;
N: số lượng cá thể của nhóm loài ưu thế và thứ yếu trong quần xã.
B/ D: độ
phong phú của loài trong quần xã (%); ni: số cá thể của loài i trong quần xã;
N: số lượng cá thể của nhóm loài ưu thế và trong quần xã.
C/ D: độ
phong phú của loài trong quần xã (%); ni: số cá thể của loài i trong quần xã;
N: số lượng cá thể của tất cả các loài trong quần xã.
D/ D: độ
phong phú của loài trong quần xã (%); ni: số cá thể của loài I chủ chốt trong
quần xã; N: số lượng cá thể của tất cả các loài trong quần xã.
Câu 16: Quần xã là:
A/ Một tập
hợp quần thể của các loài sống trong một không gian xác định (sinh cảnh), ở đó
chúng có quan hệ đối kháng với nhau và với môi trường đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian.
B/ Một tập
hợp quần thể của các loài sống trong một không gian xác định (sinh cảnh), ở đó
chúng có quan hệ hỗ trợ với nhau và với môi trường đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian.
C/ Một tập
hợp quần thể của các loài sống trong một không gian xác định (sinh cảnh), ở đó chúng
có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển ổn định theo thời gian.
D/ Một tập
hợp quần thể cùng loài sống trong một không gian xác định (sinh cảnh), ở đó
chúng có quan hệ đối kháng với nhau và với môi trường đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 17: Điểm nào
không phải là đặc trưng về cấu trúc của quần xã?
A/ Số lượng
của các nhóm loài B/
Hoạt động chức năng của các nhóm loài
C/ Sự phân
bố của các loài trong không gian D/
Mối quan hệ giữa các loài
Câu 18: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong
không gian, tạo nên kiểu phân tầng hoặc những khu vực tập trung theo mặt phẳng
ngang?
B/ Do nhu cầu sống khác
nhau
C/ Do mối
quan hệ hỗ trợ giữa các loài
D/
do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
TRẮC NGHIỆM (TT)
Câu
1: Ví dụ về mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là: A/ Giun sán sống trong cơ thể lợn
B/ Vi khuẩn lam
thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh
C/ Thỏ và chó
sói sống trong rừng D/
Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên đồng ruộng
Câu
2: Quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có
lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác cuẩ bên kia là mối quan hệ
nào? A/ Quan hệ hãm sinh
B/ Quan hệ hợp
sinh (hợp tác) C/ Quan hệ cộng
sinh D/
Quan hệ hội sinh
Câu
3: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không
có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào?
A/ Quan hệ cộng
sinh B/
Quan hệ hãm sinh
C/ Quan hệ hội
sinh D/
Quan hệ hợp sinh
Câu
4: Quan hệ giữa hai loài sinh vật diễn ra sự cạnh tranh giành nguồn sống là mối
quan hệ nào?
A/ Quan hệ cạnh
tranh B/
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C/ Quan hệ hội
sinh D/
Quan hệ hợp sinh
Câu
5: Ví dụ về mối quan hệ hội sinh là:
A/ Nấm và vi
khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là
địa y.
B/ Sáo thường
đậu trên lưng trâu, bò bắt chấy rận để ăn
C/ Động vật
nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân hủy xenlulôzơ thành đường
D/ Nhiều loài
phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác
Câu
6: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài còn lại làm thức
ăn là mối quan hệ nào?
A/ Quan hệ cạnh
tranh B/ Quan hệ con mồi – vật ăn thịt C/ Quan hệ ức chế cảm nhiễm D/ Quan hệ hội sinh
Câu
7: Ví dụ về mối quan hệ giữa vật chủ - kí sinh là:
A/ Thỏ và chó
sói sống trong rừng B/
Giun sán sống trong cơ thể lợn
C/ Khuẩn lam
thường sống cùng với nhiều loài động vật sống xung quanh
D/ Các loài cỏ
dại và lúa cùng sống trên đồng ruộng
Câu
8: ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là: A/
Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên đồng ruộng
B/ Khuẩn lam
thường sống cùng với nhiều loài động vật sống xung quanh
C/ Thỏ và chó
sói sống trong rừng D/
Giun sán sống trong cơ thể lợn
Câu
9: Các loài trong quần xã có quân hệ mật thiết với nhau, trong đó:
A/ Các mối quan
hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng
ít nhất có một loài bị hại
B/ Các mối quan
hệ hỗ trợ, các loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất
có một loài bị hại
C/ Các mối quan
hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng
ít nhất có một loài bị hại
D/ Các mối quan hệ
hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các
loài đều bị hại.
Câu
10: Ví dụ về mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là:
A/ Giun sán sống
trong cơ thể lợn B/
Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên đồng ruộng
C/ Khuẩn lam
thường sống cùng với nhiều loài động vật sống xung quanh D/ Thỏ và chó sói sống trong rừng
Câu
11: Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là:
A/ Nấm và vi
khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là
địa y.
B/ Nhiều loài
phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác C/
Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt chấy rận để ăn
D/ Động vật
nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân hủy xenlulôzơ thành đường
Câu
12: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường,
nhưng gây hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào? A/ Quan hệ cộng sinh B/
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C/ Quan hệ hội
sinh D/
Quan hệ hợp tác
Câu
13: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi, khi
sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được nhờ mối quan hệ nào? A/ Quan hệ hãm
sinh B/
Quan hệ hội sinh
C/ Quan hệ cộng
sinh D/
Quan hệ hợp tác
Câu
14: Ví dụ về mối quan hệ cộng sinh là:
A/ Nấm và vi
khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa
y.
B/ Sáo thường
đậu trên lưng trâu, bò bắt chấy rận để ăn C/
Các loài động vật nhỏ sống cùng với giun biển
D/
Nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác
Câu 15: Quan hệ giữa hai loài sinh vật,
trong đó một loài sống nhờ trên cơ thể của loài còn lại là mối quan hệ nào? A/ Quan hệ con
mồi – vật ăn thịt B/
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C/
Quan hệ vật chủ - vật kí sinh D/
Quan hệ cạnh tranh
Câu 16:Trật tự nào sau đây của chuỗi
thức ăn là đúng?
A/
Sinh vật phân giải trong đất à Chân
khớp à Ếch nhái àThằn lằn à
Chuột àMèo
B/
Sinh vật phân giải trong đất à Chân
khớp àGiun à Ếch nhái, thằn lằn à
Chuột à Mèo
C/
Sinh vật phân giải trong đất à Ếch
nhái à Chân khớp à Thằn lằn à
Chuột à Mèo
D/
Sinh vật phân giải à Giun, chân khớp
à Ếch nhái, thằn
lằn à Chuột à Mèo
Câu 17: Lưới thức ăn là:
A/
Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc
những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với
nhau.
B/ Tập hợp các
chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc chỉ một
loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
C/ Tập hợp các
chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những
loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
D/ Tập hợp các
chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc một loài
làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
Câu
18: Trong quần xã, mỗi bậc dinh dưỡng gồm:
A/ Nhiều loài
cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử dụng một dạng thức ăn
B/ Nhiều quần
thể thuộc một loài cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử dụng một dạng
thức ăn
C/ Nhiều loài
cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử dụng nhiều dạng thức ăn
D/ Nhiều loài
đứng trong những mức năng lượng khác nhau nhưng cùng sử dụng một dạng thức ăn
Câu
19: Tháp hay các tháp luôn có dạng chuẩn là: A/
Tháp năng lượng B/ Tháp năng lượng và
tháp số lượng
C/ Tháp năng
lượng và tháp sinh khối D/
Tháp sinh khối và tháp số lượng
Câu
20: Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi:
A/ Đi từ vùng vĩ
độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi đại dương
B/ Đi từ vùng vĩ
độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ đến ra khơi đại dương
C/ Đi từ vùng vĩ
độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khơi đại dương vào bờ
D/ Đi từ vùng vĩ
độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, ttừ khơi đại dương vào bờ
DÙ CÓ ĐỌC NGÀN SÁCH VỀ
BƠI NHƯNG KHÔNG CHỊU XUỐNG NƯỚC THÌ KHÔNG THỂ BƠI ĐƯỢC.
KIẾN THỨC VÀ TÀI NGUYÊN
CÓ SẴN HÃY KIÊN TRÌ BẠN SẼ LÀM ĐƯỢC.
Comments
Post a Comment