Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
* Tb được chia làm 2 loại:
+ Tb nhân sơ (vi khuẩn).
+ Tb nhân thực (nấm, thực vật, động vật) được chia 2 loại: Tb sinh dưỡng và Tb sinh dục.
I. Đặc điểm chung
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa có màng nhân bao bọc)=> Nhân sơ.
- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ (cỡ 1- 5 Mm), bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.
II. Cấu tạo
Tế bào nhân sơ có 4 thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân, thành tế bào. Ngoài các thành phần chính trên nhiều loại tế bào nhân sơ còn có: vỏ nhầy,plasmid, roi và lông.
Tb nhân sơ |
2. Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và các bào quan (ribôxôm và các hạt dự trữ). Chức năng là nơi thực hiện mọi hoạt động của Tb.
3 Vùng nhân: thường chỉ chứa 1 phân tử ADN mạch vòng,không liên kết với protein. Chức năng chứa TTDT và điều khiển mọi hoạt động của Tb.
4. Thành tế bào:
- Cấu tạo từ chất peptiđôglican (peptiđôglican=cacbohyđrat và prôtêin) chức năng bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn chia làm 2 loại là vi khuẩn Gram dương(G+) và Gram âm(G-).
Các thành phần khác:
** Vỏ nhầy: Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhày(vi khuẩn gây bệnh ở người) giúp chống lại sự thực bào, sự khô hạn và giúp TB đeo bám.
** Lông và roi: Một số có thêm roi( tiên mao) để di chuyển, lông( nhung mao) để bám vào vật chủ.
** Plasmid: là những vòng ADN nhỏ mang các gen đặc biệt cho vi khuẩn.
* Củng cố:
- Tỷ lệ S/V ở các động vật vùng nóng và vùng lạnh như thế nào? Tác dụng đối với sinh vật? (tỷ lệ S/V ở động vật vùng lạnh nhỏ - cơ thể thường tròn để giảm diện tích bề mặt- giảm mất nhiệt của cơ thể)
Một số tính chất khác biệt giữa vi khuẩn Gram dương và Gram âm:
Tính chất
|
Gram dương
|
Gram âm
|
Phản ứng với chất nhuộm Gram
|
Giữ màu tinh thể tím, do đó tế bào có màu tím hoặc tía.
|
mất màu tím khi tảy rửa nhuộm màu phụ đỏ saframin
|
Lớp peptiđôglican
|
Dày, 1 lớp
|
Mỏng, nhiều lớp
|
Lớp phía ngoài
|
Không có
|
Có
|
Tạo độc tố
|
Chủ yếu là ngoại độc tố
|
Chủ yếu là nội độc tố
|
Chống chịu với tác nhân vật lí
|
Khả nang chống chịu cao
|
Khả nang chống chịu thấp
|
Mẫn cảm với Pênicillin
|
Cao
|
Thấp
|
Chống chịu muối
|
Cao
|
Thấp
|
Chống chịu với khô hạn
|
Cao
|
Thấp
|
Comments
Post a Comment