Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I. KHÁI QUÁT
Màng sinh chất ngăn bên trong với bên ngoài TB, chia môi trường ra làm 2 loại là môi trường nội bào và môi trường ngoại bào.
•2 môi trường này có thành phần là dung môi (nước) + chất tan.
•Môi trường này được chia làm 3 loại:
Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn.
Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn.
Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan hai bên màng bằng nhau.

Khi 2 mt có nồng độ chênh lệch, các chất sẽ tự di chuyển theo 2 kiểu như sau:
Khuếch tán: Chất tan sẽ đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. (mt ưu trương ⇨ nhược trương)
Thẩm thấu: Nước sẽ đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. (mt nhược trương ⇨ ưu trương)
Tb muốn tồn tại và phát triển phải luôn trao đổi chất. Các chất được trao đổi qua màng sinh chất bằng 2 cách:
–Vận chuyển không làm biến dạng màng sinh chất: vận chuyển thụ động với chủ động (vận chuyển các chất nhỏ qua được lỗ màng)
–Vận chuyển làm biến dạng màng sinh chất: xuất bào với nhập bào (vận chuyển các chất kích thước lớn không qua được lổ màng)

II. VẬN CHUYỂN KHÔNG LÀM BIẾN DẠNG MÀNG SINH CHẤT


1. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG
•Khái niệm: vận chuyển các chất từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp (cùng chiều gradient nồng độ) và không tốn năng lượng.
•Đặc điểm:Tự động xảy ra, không kiểm soát được, không tốn năng lượng.
•Điều kiện: chênh lệch nồng độ.

2. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
Khái niệm: vận chuyển các chất từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao, cần chất mang và tốn năng lượng.
•Đặc điểm: Xảy ra khi có nhu cầu của tb, kiểm soát được và tốn năng lượng.
Điều kiện: cần chất mang (kênh pr) với cần năng lượng.

III. VẬN CHUYỂN  LÀM BIẾN DẠNG MÀNG SINH CHẤT
1. Nhập bào: là kiểu vận chuyển các chất vào bên trong TB bằng cách biến dạng màng tiêu tốn năng lượng. Gồm:
            *Thực bào:  Là nhập bào chất rắn (như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào... 
            * Ẩm bào:  Là nhập bào chất lỏng.

2. Xuất bào: Chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với nhập bào.



*Củng cố: - Điểm khác nhau giữa vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động:



Phân biệt
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Nguyên nhân


Nhu cầu năng lượng


Hướng vận chuyển


Chất mang


Kết quả




- Một người hoà nước tiểu để tưới cây nhưng không hiểu tại sao sau khi tưới cây lại bị héo?( Do hoà ít nước nên nồng độ các chất tan trong nước giải còn cao ngăn cản sự hút nước của cây mà nước trong cây lại bị hút ra ngoài nên cây bị héo).


- Sau khi rửa rau sống xong thường ngâm vào nước muối để sát trùng. Nếu nhiều muối rau sẽ bị nhũn. Giải thích?

Comments

Popular Posts