Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ.


* Tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể, chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

*Vai trò của nước: Là dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây, ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.

I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng: (xem SGK) giảm tải ko học

II. Cơ chế hấp thụ nứơc và iôn khoáng ở rễ cây:
a)Hấp thụ nước và iôn khoáng từ đất vào TB lông hút:- Hấp thụ nước: Sự xâm nhập nước từ đất vào TB lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu):do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Hấp thụ iôn: Các iôn khoáng xâm nhập vào rễ cây theo 2 cơ chế:
  • Cơ chế thụ động: các iôn khoáng đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
  • Cơ chế chủ động: 1 số iôn khoáng cây có nhu cầu cao (iôn K) di chuyển ngược chiều građien nồng độ cần tiêu tốn năng lượng và cần chất mang.
b) Dòng nước và các iôn khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: qua 2 con đường:
- Con đường qua thành tế bào - gian bào: nhanh, không được chọn lọc
- Con đừơng qua chất nguyên sinh – không bào: chậm, được chọn lọc


* Vai trò của đai caspari: chặn cuối con đường qua thành tế bào – gian bào, nước chất khoáng không được chọn lọc → chuyển sang con đường qua nguyên sinh chất – không bào → điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào, cây.

III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây:

- Các yếu tố ngoại cảnh như: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất …ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.


Comments

Popular Posts